Mô hình trồng nấm xuất khẩu năng suất cao số 1

Nấm là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng như glucid, vitamin, protein,… rất tốt cho cơ thể. Đồng thời, nấm cũng có hương vị rất thơm ngon, chế biến được rất nhiều món ăn. Những năm gần đây, chất lượng nấm được tăng cao và sản lượng xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể.
Có thể nói nấm rất dễ trồng, không cần diện tích lớn, nhân công nhiều hay phải phụ thuộc vào môi trường, thời tiết như các loại cây trồng khác. Đã có rất nhiều bà con thành công về quy mô trồng nấm. Tuy nhiên, song song với đó lại có không ít bà con thất bại. Dù không quá khó nhưng nấm yêu cầu kỹ thuật trồng chuẩn và chăm sóc đúng cách mới đạt được năng suất và chất lượng cao để xuất khẩu. Vậy cách trồng nấm xuất khẩu như thế nào?

Yêu cầu khi trồng nấm

Nhà xưởng

Để nấm được trồng có năng suất cao và chất lượng, nhà xưởng phải sạch sẽ, thoáng mát, có độ ẩm phù hợp, không bị đọng nước.
Sau mỗi đợt trồng nấm, bà con cần vệ sinh xung quanh sao cho thật sạch sẽ. Đồng thời phải thiết kế cửa có thể điều chỉnh được độ thoáng.

Thời vụ trồng nấm

Mỗi loại nấm sẽ được trồng vào mỗi mùa khác nhau như:

  • Nấm rơm: Trồng từ tháng 4 – 9.
  • Nấm sò: Trồng từ tháng 10 đến tháng 3 hoặc có thể trồng trái vụ từ tháng 4 – 9.
  • Nấm mỡ: Trồng chính vụ vào tháng 10 – 2.

Mô hình trồng nấm xuất khẩu

1.  Trồng nấm rơm

Đầu tiên, bạn hãy chất nấm rơm lên thành đống dài 4 – 8m, cao 20 – 30cm và rộng 1,5 – 2m. Sau đó, bạn tiến hành tưới nước đều cho rơm rồi dùng chân dậm. Tiếp đến là bạn dùng lá chuối, rơm khô hoặc nylon để bọc xung quanh để giúp giữ được độ ẩm và nhiệt. Sau khi đã ủ được 10 – 12 ngày thì bạn hãy đem nấm chất ra luống.

·     Chọn meo giống:

Bạn cần chọn những bịch meo giống có sợi tơ màu trắng trong và phát triển đều. Khi mở ra thì bịch có mùi như mùi của nấm rơm.

·     Xếp mô và rắc meo giống:

Trước tiên, bạn cần dỡ bỏ lớp rơm đã ủ bên ngoài. Sau đó lấy rơm ở bên trong đem đi xếp mô. Trước khi chất mô, bà con cần xử ký vôi trên bề mặt.

·   Chăm sóc mô nấm:

Trồng trong nhà: Bạn sẽ không cần phải tưới nước trong khoảng 3 – 5 ngày đầu tiên, vào những ngày tiếp theo, bạn hãy phun nhẹ. Tiếp đến từ ngày 7 – 8, khi nấm đã ra được với mật độ dày, bạn sẽ tưới 2 – 3 lượt mỗi ngày, tương ứng với 1,2m mô sẽ tưới 0,1 lít/ngày.
Trồng ngoài trời: Nếu bạn trồng ngoài trời, hãy che phủ lớp rơm ra khô trên bề mặt mô nấm và mép ngoài tại khu vực trồng. Che theo kiểu lợp mái dày 4 – 5cm. Bạn cần kiểm tra độ ẩm của nấm thường xuyên, nếu bị khô, hãy tưới trự tiếp nhiều lần trong ngày sao cho mô nấm luôn giữ nhiệt độ 30 – 40ºC.
Trường hợp nếu mô nấm bị lạnh, nhiều nước cần phải ngưng tưới nước ngay. Đồng thời, bạn cần tháo bớt mô và mái che ra bớt ẩm.

·   Đảo rơm áo mô:

Sau khi tiến hành chất mô từ 5-8 ngày, bạn cần phải xốc tơi rơm rồi đậy trở lại và đồng thời kết hợp đảo mô. Việc này sẽ tránh tình trạng tơ nấm bị lan ra ngoài và không tạo được nấm.
Sau khi ủ rơm được 10-14 ngày là bạn có thể thu hoạch được nấm rơm. Bạn sẽ tiến hành hái những cây nấm rơm còn búp, đầu nhọn. Thu hoạch mỗi ngày 2 lần, 1 lần trước 6 giờ sáng và 1 lần vào khung 14 – 15 giờ.

2.  Trồng nấm sò

·    Xử lý nguyên liệu

Đầu tiên, bạn cần ngâm rơm trong nước vôi từ 15 – 20 phút, sau đó vớt ra để ráo. Dung dịch ngân với hàm lượng 4kg vôi đã tôi với 1m3 nước.

·   Ủ rơm:

Trước tiên, bạn cần rải rơm rạ lên kệ theo từng lớp rồi giẫm nhẹ. Sau đó, bạn hãy lấy nylon bọc ở xung quanh để giúp giữ nhiệt. Khi ủ được 3 – 4 ngày thì tháo ra. Trường hợp nếu đống ủ quá khô thì cần bổ sung thêm nước. Cho đến khi vắt thấy nước chảy nhỏ giọt là đạt yêu cầu. Lưu ý, khi bổ sung thêm nước cần tiếp tục ủ 3 – 4 ngày rồi kiểm tra độ ẩm cho đến khi đạt chuẩn thì tiến hành đảo rơm ủ tiếp. Sau 3 – 4 ngày, bạn hãy tháo đống ủ sau đó băm rơm thành từng đoạn với chiều dài 10 – 15cm rồi tiếp tục ủ thêm 2 ngày. Kiểm tra xem rơm đã đủ độ chín đều và đủ ẩm thì đem đi cấy giống.

·    Cấy giống:

Đầu tiên, bạn sẽ cho nguyên liệu vào túi nylon với kích thước 30x45cm với lớp nguyên liệu dày 5 – 7cm. Sau đó, bạn hãy rắc lớp nấm xung quanh sao cho thành túi. Cứ rắc như vậy thành 3 lớp thật đều. Tiếp đến, bạn lấy miếng bông nút bông lại rồi tiến hành quấn dây chun chặt ở nút bông nhé.

·    Ươm giống rạch bịch:

Sau khi bạn đã cấy giống được 20-25 ngày thì tiến hành rạch so le khoảng 6 – 8 đường với chiều dài 5 – 6cm.

·   Chăm sóc:

Sau khi bạn tiến hành rạch bịch, hãy đợi đến khi nấm mọc ra từ các vết rạch thì bắt đầu điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp với độ ẩm và lượng nấm. Bạn sẽ tưới theo dạng phun sương khoảng 4 – 6 lần/ngày.

·   Thu hoạch:

Bạn sẽ bắt đầu thu hoạch khi bầu nấm phát triển bằng chén nhỏ. Mỗi lứa sẽ hái thành 3 – 4 đợt từ 30 – 45 ngày, tính từ lần hái đầu tiên. Sau mỗi đợt thu hái sẽ không cần tưới nước, cho đến khi nấm mới xuất hiện mới bắt đầu tưới nước tiếp tục.

Xem thêm: 2 cách trồng nấm kim châm tại nhà hiệu quả đạt năng xuất

3.  Trồng nấm mỡ

·    Xử lý nguyên liệu:

Bạn sẽ ngâm rơm rạ trong 15 – 30 phút trong nước vôi với tỷ lệ 1 tấn nguyên liệu thì 10kg vôi đã tôi. Sau đó tiến hành vớt ra rồi để ráo nước trong vòng 12 giờ rồi mới ủ đống.

·    Ủ đống:

Trước tiên, bạn cần bổ sung khoảng 20kg Sunfat và 2kg urê vào rơm rạ đã được ráo nước hoàn toàn. Sau đó mới tiến hành đảo đều 4 lần, mỗi lần từ 3 – 4 ngày, tiếp đến hãy giũ thật tơi rồi cho hết vào khay. Tiếp đến, cứ một lớp rơm cao khoảng 30cm thì bạn hãy rắc lên 1 lớp hóa chất dạng khô.

·    Vào luống:

Để rơm vào luống, bạn hãy vò rối hoặc cũng có thể cuộn rơm thành bó với chiều cao 18-20cm sao cho thật bằng phẳng và chặt.

·    Lên men phụ:

Sau khi bạn đã vào luống được 7-8 ngày thì hãy tiến hành kiểm tra nhiệt độ trong luống. Nếu nhiệt độ đạt ở mức 28ºC và không còn mùi amoniac thì bắt đầu cấy giống.

·   Cấy giống:

Đầu tiên, bạn hãy lấy que sắt đem uốn cong để lấy được giống trong chai, sau đó kiểm tra xem giống có bị nhiễm bệnh không. Nếu giống bình thường thì bạn hãy bẻ tơi hết các hạt giống rồi rắc đều trên mặt với mật độ khoảng 300 – 350g/m2.
Sau đó, bạn hãy lấy tay giũ nhẹ để các hạt giống được lọt xuống dưới lớp rơm rạ. Tiếp đến, bạn cần lấp phẳng lại bề mặt và lấy giấy báo hoặc các loại giấy dễ thấm nước đem phủ kín bề mặt luống nấm. Sau đó tưới nước đủ ướt lớp giấy phủ.

·    Đất phủ và phủ đất:

Sau khi cấy giống được 15 ngày thì bạn tiến hành phủ đất với kích thước 0,3 – 1cm và độ pH là 7. Sau khi đã phủ xong, bạn hãy tiến hành tưới nhẹ lên bề mặt sao cho nước thầm đều toàn bộ đất phủ.

·   Chăm sóc và thu hái:

Khi nấm bắt đầu mọc lên thì bạn hãy tiến hành điều chỉnh lượng nước tưới sao cho thật phù hợp với mật độ mọc của nấm. Lúc tưới phải đều và ngửa vòi. Khi nấm lớn, bạn hãy mở cửa nhiều lần trong một ngày để giúp điều hòa không khí.
Để thu hoạch, bạn hãy dùng tay trái xoáy nhẹ nhàng quả nấm, lấy hết cả phần gốc và cuống nấm. Sau khi đã thu hái xong, bạn nhặt bỏ hết các rễ già và nấm nhỏ bị chết. Lưu ý, nấm sẽ được hái trước khi rách màng bao.
Như vậy, nấm rất dễ trồng và không tốn nhiều công sức hay thời gian chăm sóc. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững mô hình trồng nấm xuất khẩu thành công.
Chia sẻ mô hình trồng nấm xuất khẩu đúng cách, chất lượng và năng suất cao. Những lưu ý khi trồng nấm để đạt chuẩn xuất khẩu bạn cần phải biết.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.