Bật mí phương pháp trồng mít nghệ cao sản chuẩn từ A-Z

Mít nghệ cao sản là một giống mít bản địa không còn xa lạ với thị trường Việt Nam. Tất cả các bộ phận của mít đều có giá trị cao. Múi mít có chứa nhiều calo, nhiều đường và đạm cùng nhiều khoáng chất cần thiết như vitamin B, canxi,… Hạt mít cũng rất giàu calo, sắt, canxi,… Xơ mít có thể dùng để làm rau hoặc muối dưa. Đồng thời, những thân gỗ to dùng làm đồ gỗ mỹ nghệ rất tốt, mịn và không bị nứt.
Loại mít này được ưa chuộng nhiều so với các giống mít khác bởi múi mít dày và có vị ngọt thanh, khô ráo. Ngoài ăn tươi trực tiếp thì mí nghệ cao sản còn được sử dụng để làm mít khô rất ngon. Đặc biệt, giống mít cao sản cho năng suất rất cao nhưng kỹ thuật trồng lại khá đơn giản. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà vườn bị thất bại vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc. Bài viết hôm nay sẽ bật mí phương pháp trồng mít nghệ cao sản chuẩn từ a – z không phải ai cũng biết, bạn hãy bỏ túi ngay nhé!

Phương pháp trồng mít nghệ cao sản từ a – z

Thời vụ trồng

Đối với giống mít nghệ, chúng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và tiết kiệm được nguồn nước tưới khi trồng vào đầu mùa mưa, tức khoảng tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Tuy nhiên, nếu bạn có thể chủ động được nguồn nước tưới thì có thể trồng sớm hơn hoặc trồng bất cứ mùa nào trong năm.

Chọn đất trồng phù hợp

Rễ mít nghệ mọc cắm sâu vào đất, do đó, bạn có thể trồng ở trên mọi vùng đất, mọi địa hình, ngay cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng hay có khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, với những vùng đất phèn cao, mặn và bị ngập úng thì không nên trồng mít nghệ cao sản.

Tiêu chuẩn chọn cây giống

Chọn cây giống là khâu quan trọng quyết định lớn đến chất lượng và năng suất cây trồng. Do đó, bạn hãy chọn cây có đường kính gốc lớn tối thiểu 0,8cm và cao hơn 30cm, tính từ vết ghép. Đồng thời, bộ rễ phải có khả năng phát triển mạnh, lá đang trong giai đoạn già. Ngoài ra, ngay tại vết ghép phải tiếp hợp tốt.

Kỹ thuật trồng mít nghệ cao sản đúng cách

Dù trồng đại trà hay trồng với số lượng ít thì bạn cần tuân thủ đúng quy trình để tiết kiệm chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với vùng đất cằn cỗi, bạn nên trồng với mật độ dày. Trường hợp đất tốt thì bạn nên trồng thưa hơn. Hiện nay, bà con thường trồng dày để tăng cao sản lượng và đồng thời có thể rút ngắn thời gian hoàn vốn. Sau đó mới áp dụng phương pháp tỉa cành và đốn tỉa bớt. Khoảng cách trồng thích hợp nhất là hàng cách hàng 6m và cây cách cây 5m.
Sau khi đã chọn được vùng đất trồng phù hợp, bạn hãy đào hố với mật độ như trên. Sau đó cắt bỏ bao nilon và đặt bầu cây vào hố, nén đất chặt lại và tưới nước sau trồng để cung cấp độ ẩm cho bộ rễ phát triển.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng giống mít không hạt không nhựa sai quả

Chăm sóc mít nghệ cao sản

Tưới nước

Trong thời gian mới trồng, bạn cần phải tưới nước thường xuyên với tần suất 2 – 3 ngày/lần. Tuy nhiên, bạn cần tưới ở mức vừa phải, không được tưới quá ngập úng. Bạn hãy kiểm tra gốc cây, nếu gốc nào đọng nước thì cần phải đắp mô ở gốc, nếu đất thoát nước chậm thì bạn phải làm mương tiêu nước cho kịp thời. Kể từ năm thứ 2 trở về sau, bạn chỉ cần tưới nước nào những tháng có thời tiết khô hạn và sau khi bón phân.

Làm cỏ

Bạn cần làm cỏ quanh gốc và thậm chí là cả vườn. Tuy nhiên, đối với vùng đất dốc thì bạn hãy bố trí làm cỏ theo bằng để hạn chế tình trạng rửa trôi đất. Đặc biệt, khi làm cỏ quanh gốc bạn cũng chú ý cẩn thận để không làm đứt rễ, dễ bị bệnh, trái rễ và chất lượng suy giảm nhé.

Cắt tỉa tạo tán

Khi cây mít cao khoảng 1m trở lên thì bạn hãy bắt đầu cắt tỉa, thường khoảng 2 – 3 lần/năm để giúp cây được phát triển cân đối và các cành cấp 1 có thể phân bố đều. Đồng thời, bạn hãy loại bỏ các cành bị sâu bệnh, già cỗi, mọc không đúng hướng và giai đoạn kinh doanh, sau khi thu hoạch trái.

Bón phân

Không bón phân thì mít vẫn có thể sống nhưng lại chậm phát triển, ra hoa muộn và trái ít, chất lượng thấp, dễ bị sâu bệnh. Do đó, bạn cần phải bón phân cho cây mít nghệ. Bạn hãy ưu tiên bón phân hữu cơ vào đầu mùa mưa ở năm thứ 2,3 và sau khi thu hoạch. Đồng thời, phân vô cơ sẽ bón sau khi trồng, vào năm thứ 2, 3, 4. Liều lượng sẽ tăng dần theo tình hình phát triển của cây.
Như vậy, trên đây là toàn bộ phương pháp trồng mít nghệ cao sản hiệu quả, năng suất cao và đạt chất lượng. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thành công và tăng cao thu nhập từ vườn mít nghệ cao sản nhé!
Bật mí phương pháp trồng mít nghệ cao sản từ a – z cho năng suất cao, quả đạt chất lượng, ít bị sâu bệnh không phải ai cũng biết. Những lưu ý bạn cần phải biết khi trồng giống mít nghệ.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.