Cách trồng tiêu thảo thủy sinh hiệu quả không phải ai cũng biết

Trong các bể thủy sinh, tiêu thảo được xem là một loại cây không thể thiếu. Tiêu thảo thủy sinh có tên gọi Cryptocoryne wendtii ”Mi Oya”. Ở khu vực châu Á và châu Âu, tiêu thảo thủy sinh được trồng nhiều tại các hồ nuôi rêu hay các hồ thủy sinh.
Được biết đây là loại cây khá dễ trồng và cho khả năng sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, bạn lại thắc mắc tại sao cây tiêu thảo thủy sinh ở hồ khác lại phát triển rất tốt còn ở hồ mình trồng lại không?
Chúng ta có thể thấy rằng, dù bất kì loại cây trồng nào, nếu được trồng và chăm sóc đúng cách sẽ cho khả năng sinh trưởng tốt hơn. Tiêu thảo thủy sinh cũng vậy, để sinh trưởng và phát triển tốt cần các cách trồng tiêu thảo thủy sinh đúng cách. Vậy trồng như thế nào đúng cách? Bạn hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm tiêu thảo thủy sinh

Tiêu thảo thủy sinh có dạng hình lá, dạng lá liễu. Cây có màu sắc đa dạng, chúng ta thường thấy tiêu thảo có màu xanh, …
Tiêu thảo thủy sinh có đặc điểm phát triển như sau:
– Vị trí: trung cảnh
– Màu sắc: đa dạng nhiều màu sắc
– Rễ: mọc nhanh
– Cấu trúc cây: thân dài
– Mức độ: trung bình
– Tăng trưởng: trung bình
– Nhu cầu ánh sáng: trung bình
– Loại: đẻ cây con
– Chiều cao trong hồ: không đụng mặt nước
– Trồng cạn: không xác định
– Độ khó trồng: trung bình
– Nhiệt độ thích hợp: 20-24ºC
– Chiều cao: 10-40 cm
– Chiều rộng: 3-10 cm
– pH thích hợp: 5.0 – 8.0

Cách trồng tiêu thảo thủy sinh

Điều kiện nhiệt độ:

Nhìn chung, Tiêu Thảo rất dễ phát triển, hầu như không kén nhiệt độ. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất để cây cho khả năng sinh trưởng và phát triển tốt là 20 – 24ºC.

Điều kiện ánh sáng:

Tiêu Thảo Thuỷ Sinh sẽ phù hợp với điều kiện ánh sáng vừa và yếu. Bạn có thể tham khảo mức độ ánh sáng với 1m2 thì dùng 4-6 tip đèn Odyssea 10000k. Với điều kiện ánh sáng như thế, lá sẽ cho ra nhanh và căng đẹp.

Nhu cầu dinh dưỡng:

Tiêu Thảo Thủy Sinh hút chất dinh dưỡng bằng rễ cây. Đa phần, các loại đất công nghiệp đều cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để tiêu thảo thủy sinh phát triển tốt. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể phát triển tốt trong giai đoạn đầu, để tạo sự ổn định, bạn cần phải cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết.
Bạn có thể tiến hành cung cấp chất dinh dưỡng qua đất hoặc qua lá, có thể sử dụng phân dạng nước để cung cấp dưỡng chất vào bể trồng.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng tiêu srilanka tăng cao năng suất số 1 hiện nay

Tốc độ sinh trưởng và phát triển

So với các loại cây cắt cắm khác, tiêu thảo thủy sinh cho khả năng sinh trưởng và phát triển chậm hơn. Tuy nhiên, nếu được trồng và chăm sóc đúng với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và dưỡng chất thì cây sẽ sinh trưởng khá nhanh.
Cây tiêu thảo thủy sinh hình thành cây mới bằng hình thức đẻ ra cây con. Khi bạn cắt mốt phần cây ghim xuống phân nền, cây sẽ bén rễ hình thành cây mới trong khoảng thời gian tương đối nhanh.

Lưu ý khi trồng tiêu thảo thủy sinh:

– Một số bạn khi mới mua cây tiêu thảo thủy sinh về, phát hiện tình trạng cây bị rửa và rụng lá. Bạn cứ ngỡ là cây sẽ bị chết và không phát triển được. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn bình thường khi cây chưa thích nghi được với bể và với môi trường. Khi gặp trường hợp này, bạn hãy kiên nhẫn trồng một thời gian, cây sẽ phát triển bình thường trở lại.
– Cây xuất hiện trình trạng vàng lá trong quá trình trồng. Bạn không nên quá lo lắng, đây là tình trạng cảnh báo cây bị thiếu sắt. Lúc này, bạn chỉ cần bổ sung sắt vào bể, tình trạng rụng lá sẽ nhanh chấm dứt.
Một mẹo hay cho bạn là khi mua về, bạn hãy đem tiêu thảo thủy sinh ngâm ở góc bể khoảng chừng 2 – 3 ngày cho cây thích nghi mới môi trường bể rồi mới tiền hành cắm vào bể nhé!

Cách sắp xếp tiêu thảo thủy sinh vào bố cục:

Tại trung cảnh:

Tiêu thảo thủy sinh rất thích hợp sắp xếp tại trung cảnh. Với những cây có kích thước vừa, tức dạng trung. Bạn hãy sắp tại trung cảnh để làm điểm nhấn trung cảnh của bể.

Tại tiền cảnh:

Những cây có kích thước nhỏ, hay còn gọi là cây mini sẽ rất thích hợp để bố trí tại tiền cảnh, trải nền hay bố trí ở phần hốc đá cũng rất đẹp.

Tại hậu cảnh:

Với những loại cây tiêu thảo thủy sinh có kích thước lớn, lá lớn có màu xanh tối sẽ thích hợp bố trí ở phần hậu cảnh, đặt ở góc của hồ thủy sinh để tăng thêm độ sâu.
Nếu được bố trí ở vị trí thích hợp, tiêu thảo thủy sinh sẽ thu hút người xem với vẻ đẹp tự nhiên và không kém phần long lanh, đẹp mắt.
Như vậy, trên đây là cách trồng tiêu thảo thủy sinh. Cách trồng và chăm sóc rất đơn giản, không hề cầu kỳ và tốn nhiều công sức. Chúc bạn có một bể tiêu thảo thủy sinh thật đẹp và tươi tốt. Chúc bạn thành công!
Cách trồng tiêu thảo thủy sinh hiệu quả chỉ với 3 bước đơn giản. Những lưu ý cần biết khi trồng tiêu thảo thủy sinh. Cách sắp xếp hợp lý.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.