Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng thanh long sai quả quanh năm

Thanh long là một loại cây trồng được trồng ở nhiều tỉnh thành của nước ta. Hiện nay, thanh long còn được xuất khẩu sang các nước với giá trị khá cao. So với các loại cây khác thì việc trồng thanh long vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Để thu hoạch thanh long với năng suất cao quanh năm, bạn hãy tham khảo kỹ thuật trồng thanh long chi tiết ngay dưới đây nhé!

Hướng dẫn kỹ thuật trồng thanh long

Chuẩn bị đất trồng

Thanh long thường được trồng trên vùng đất tơi xốp, giàu mùn và bằng phẳng. Sau khi chọn đất trồng phù hợp, bạn hãy chuẩn bị đất bằng cách đào hố và bón lót.
Trường hợp nếu đất thấp thì trước khi trồng bạn cần phải lên liếp cách mặt ruộng khoảng 40cm, đồng thời, bạn cần phải cày bừa vừa phơi đất để phòng trừ và tiêu diệt sâu bệnh hại. Sau đó bạn hãy cắm cọc rồi đào xung quanh đó với kích thước 20 x 1,5cm tương ứng với độ sâu x rộng.
Đối với trụ trồng, bạn có thể chọn trụ gạch, trụ gỗ hoặc trụ xi măng. Nếu trồng trụ xi măng, bạn hãy chọn trụ với chiều cao 1,6 – 2m, vuông 1,2 – 1,5m và chôn sâu khoảng 0,4 – 0,5m, tính từ mặt đất thì trụ cao 1,2 – 1,5m. Đặc biệt, khi đúc trụ, bạn hãy đưa 4 thanh sắt ra ngoài khoảng 20 – 25cm để sau này bẻ cong và làm giá đỡ các cành.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây thanh long cơ bản nhưng năng suất cao

Chuẩn bị hom

Đối với hom giống, bạn cần chọn các hom có khả năng phát triển tốt, sâu bị sâu bệnh, mập, màu xanh đậm và từ 1 – 2 năm tuổi trở lên. Đặc biệt, gai ở  các mắt phải tốt, có khả năng nảy chồi tốt. Đối với những hom đã được chọn, bạn hãy đặt hom ở những nơi khô ráo khoảng 10 – 15 ngày cho đến khi hôm bắt đầu nhú rễ thì đem đi trồng.

Xác định mật độ trồng thanh long

Đối với cây thanh long, bạ nên trồng với mật độ thưa, vì cây cần nhiều ánh nắng để phát triển. Thông thường, thanh long sẽ trồng với khoảng cách cây cách cây 3 – 3,5m và hàng cách hàng khoảng 3 – 3,5m, tương ứng với mật độ khoảng 900 – 1.100 trụ/ha.

Xem thêm: Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích gì?

Tiến hành trồng thanh long

Việc trồng thanh long rất đơn giản, đầu tiên, bạn hãy đặt 4 hom xung quanh trụ sao cho hom cao hơn 0,5cm, cách này sẽ giúp hom không bị thối gốc. Sau khi trồng xong bạn hãy dùng dây nilon buộc nhẹ hom vào trụ để hom không bị lung lay.
Cuối cùng, bạn sẽ tưới đẫm nước và dùng rơm rạ khô phủ xung quanh để giúp giữ ẩm, phòng tránh bóc hơi nước và khô cây.

Chăm sóc cây thanh long sau trồng

Sau khi trồng cây thanh long xong, bạn cần chăm sóc đúng cách để thanh long phát triển tốt và cho năng suất cao. Bạn hãy tưới nước cho cây thường xuyên sao cho đảm bảo đủ ẩm để cây phát triển tốt, không bị khô héo.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây ăn quả lâu năm

Đồng thời, bạn hãy bón phân cho cây theo định kỳ, tùy vào từng giai đoạn phát triển, bạn sẽ tăng lượng phân bón lên sao cho phù hợp nhất.

  • Vào năm thứ nhất: bạn hãy bón 10 – 15kg phân hữu cơ và 0,5kg phân supe lân. Đồng thời, bạn hãy bón 50 – 80g Ure + 100 – 150gr NPK mỗi tháng 1 lần.
  • Năm thứ hai: bạn sẽ bón 15 – 20 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg supe lân vào đầu và cuối mùa mưa. Lượng phân NPK sẽ tăng lên 150 – 200g.
  • Giai đoạn kinh doanh: Bón 20 – 30 kg phân chuồng hoại mục và 0,5 kg supe lân vào đầu và cuối mùa mưa. Phân hóa học cũng sẽ bón và chia ra thành nhiều đợt.

Bạn hãy chăm sóc cây thanh long sau khi trồng cho đến khi các quả thanh long được chín là có thể thu hoạch. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, bạn sẽ trồng thanh long thành công với năng suất cao quanh năm. Chúc bạn thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.