...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm không cần đất

Rau mầm hiện đang là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích sử dụng do độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao mà nó mang lại. Hãy cùng tìm hiểu các kỹ thuật trồng rau mầm đơn giản mang lại hiệu quả cao trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu chung về rau mầm
Rau mầm là từ chung chỉ dạng thức sinh trưởng của cây trong giai đoạn mới mọc mầm sống. Trong giai đoạn này, hầu hết các loại cây chỉ cần đủ nước để phát triển bởi trong hạt cây đã chứa rất nhiều dinh dưỡng để nảy mầm, ra lá mầm trước khi có thể đâm rễ sâu xuống đất hút chất dinh dưỡng cũng như lấy ánh sáng để phát triển sang giai đoạn mới.
Chính vì vậy, rau mầm chứa lượng nước và hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng trong khá nhiều món ăn trong đời sống thường ngày của mỗi con người.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm không cần đất

  1. Chuẩn bị dụng cụ trong kỹ thuật trồng rau mầm

Kỹ thuật trồng rau mầm không cần đất thực hiện rất đơn giản nhưng yêu cầu về khâu chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo được sự nảy hạt mầm và phá triển của rau mầm khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.
Các dụng cụ và nguyên vật liệu cần chuẩn bị như sau: chọn hạt giống, giá thể trồng rau mầm, khay trồng, bình tưới nước.

  • Cách chọn hạt giống rau mầm

Bạn nên chọn các loại hạt giống rau như: của cải trắng, rau muống, hướng dương, rau cải chip, cải ngọt, củ cải đường,… bởi rau mầm của các loại cây trên rất dễ trồng, đem lại độ ngọt mát dễ ăn.
Bạn cần lưu ý là nên chọn các loại hạt giống chuyên dụng trong việc trồng rau mầm, đảm bảo được xuất xứ rõ ràng tráng hiện tượng hạt bị ngấm thuốc bảo quản gây độc cho người sử dụng.

  • Chuẩn bị giá thể

Giá thể được dùng để thay thế cho đất trồng có tác dụng định hình và giữa ẩm cho rau mầm phát triển. Trong kỹ thuật trồng rau mầm không cần đất bạn nên chọn xơ dừa đã qua xử lý để đảm độ sạch của thàm phẩm rau mầm.
Lượng giá thể sử dụng mỗi lần trồng rau mầm là không nhiều và bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng ở các lần tiếp theo, rất tiết kiệm chi phí.

Xem: Kỹ thuật trồng nấm cho năng suất cao

  • Khay trồng rau mầm

Có rất nhiều loại khay bạn có thể sử dụng để trồng rau mầm như khay gỗ, khau nhựa, khay xốp, chậu nông bằng ciment,…
Tuy nhiên để tạo sự tiện lợi, chi phí đầu vào thấp, dễ di chuyển, nhẹ, bạn nên lựa chọn các loại khay bằng xốp.

  • Kệ trồng rau mầm

Phụ thuộc theo kích thước của khay trồng rau mầm mà bạn lựa chọn các loại kệ cho phù hợp với yêu cầu. Nhưng bạn nên chọn các loại keejj cứng, chịu lực tốt, chắc chắn như kệ gỗ, kệ sắt. Khoảng cách giữa các thang kệ đựng khay cần đảm bảo để bạn có thể tưới đủ nước cho các cây rau mầm và cây nhân nhận đủ ánh sáng để phá triển.

  • Giấy lót

Bạn cần chuẩn bị giấy lót trải lên giá thể trước khi gieo hạt để tránh giá thể bám chặt vào rau mầm gây khso khăn cho quá trình thu hoạch của bạn.
Bạn nên dùng giấy mềm có độ dai, thấm nước tốt, không dễ rách nát khi sử dụng.

  • Bìa đậy khay

Bạn có thể sử dụng tấm carton, nhựa chắn sáng để che khay trồng rau mầm trong hai ngày đầu khi mới gieo hạt.

  • Bình tưới

Bạn nên chọn các loại bình tưới điều chỉnh được tia nước thành dạng phun sương giúp tưới đủ lượng nước cho rau mầm mà không làm nát cây

  1. Tiến hành kỹ thuật trồng rau mầm không cần đất

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ nêu trên, bạn có thể bắt tay vào thực hiện kỹ thuật trồng rau mầm với các bước chi tiết như sau:
Bước 1: Ngâm hạt
Bạn nên lấy muỗng nhỏ để đong hạt giống cây, mỗi khay trồng nên từ 2 – 3 muỗng hạt. Sau đó, nhẹ nhàng làm sạch hạt giống với nhiều lần nước và tiến hành ngâm hạt giống bằng nước ấm. Nhiệt độ nước phù hợp là khoảng 45 – 50 độ C. Tùy theo loại hạt giống mà bạn nên ngâm từ 2 – 5 giờ:

  • Các loại rau ăn lá bao gồm rau cải xanh, rau dền, rau xà lách nên ngâm 3 giờ và ủ 8 giờ; rau muống, rau mồng tơi nên ngâm tối đa là 5 tiếng và ủ nhiều nhất là 36 giờ.
  • Các loại rau gia vị như rau kinh giới, tía tô có thể ngâm tới 8 giờ và ủ từ 12 – 14 giờ; các loại rau như rau cần, rau hẹ, rau mùi tàu có thể ngâm từ 8 – 12 giờ và ủ 24 giờ.
  • Các loại rau cho trái như mướp, bí, cà chua nên ngâm 5 giờ, ủ khoảng 14 giờ.
  • Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng.
  • Các loại hạt đậu như đậu bắp, đậu rồng nên ngâm tối đa là 12 giờ và ủ 24 giờ.

Quá trình ngâm hạt giúp cấp nước, loại bỏ được hạt lép, bị sâu bênh. Sau khu ngâm hạt xong bạn nên vớt hạt để ráo nước giúp dễ dàng gieo hạt hơn.
Bước 2: Làm giá thể
Các giá thể (bụi xơ dừa) sau khi được xử lý sạch thì tiến hành cho vào các khay với độ dày từ 20 – 30mm. Bạn cần dàn đều giá thể để tạo bề mặt bằng phẳng. Sau đó dùng bình tưới phun nước lên giá thể để tạo độ ẩm. Tiếp theo bạn trải giấy lót lên bề mặt giá thể và phun nước lần thứ 2.

Bước 3: Gieo hạt
Bạn dùng tay giao các hạt giống cây sau khi ngâm ủ với các khoảng cách đều nhau.
Lưu ý: Khoảng cách để cây rau mầm phát triển tốt nhất trong kỹ thuật trồng rau mầm này là 10gr hạt/ 40cm2 diện tích bề mặt của khay.
Sau đó bận điều chỉnh đầu phun sương của bình tưới để phun nước cấp ẩm nhẹ nhàng, tránh xô hạt rồi dùng bìa để đậy khay trong 2 ngày.
Bước 4: Chăm sóc rau mầm
Trong khoảng 2 – 3 ngày các hạt giống sẽ nảy mầm đều và bạn bỏ tấm bìa đậy khay, mang các khayy ra phơi nắng, mưa trực tiếp.
Lưu ý: Bạn vẫn cần tưới nước bằng bình phun sương vào thời điểm sáng sớm và chiều mát trải đều trên bề mặt các cây rau mầm.
Bước 5: Thu hoạch rau mầm
Bạn nên dùng dao thật sắc hoặc kéo sắc để cắt sát gốc cây rau mầm sau khi nhổ cây lên. Sau đó bạn rửa sạch với nước và có thể sử dụng rau mầm làm món ăn.
Lưu ý: Nếu rau mầm chưa được sử dụng ngay bạn nên để vào túi, hộp nilon có đục lỗ cất ngăn mát tủ lạnh và chri bảo quản trong thời gian từ 3 – 5 ngày thôi nhé!
Hy vọng với kỹ thuật trồng rau mầm không cần đất trên đây giúp bạn có thể hiểu và thực hiện tại nhà một cách dễ dàng nhất. Chúc bạn sẽ thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.