...

Hướng dẫn cách trồng dừa mau ra trái đạt năng xuất cao

Dừa là một loại cây cho trái quá quen thuộc với chúng ta. Ngoài sử dụng nước dừa để uống hay chế biến các món ăn, cơm dừa cũng có thể dùng công dụng trong đời sống. Nói về kỹ thuật trồng thì chúng ta có thể nói rằng, dừa rất dễ trồng, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, để dừa mau ra trái và năng suất cao thì lại yêu cầu áp dụng đúng kỹ thuật. Không quá khó, bạn hãy xem ngay toàn bộ hướng dẫn cách trồng dừa đạt năng suất cao ngay dưới đây nhé!

Cách trồng dừa

1.  Mùa vụ

Bạn có thể trồng dừa vào bất kì mùa nào trong năm nếu chủ động được nguồn nước tưới. Nhưng để tiết kiệm được nguồn nước tưới, bạn hãy trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 6 – 7 dương lịch.

2.  Đào mương lên liếp

Tùy thuộc vào từng loại đất cũng như từng mô hình canh tác, bạn sẽ lựa chọn kiểu lên liếp phù hợp. Tuy nhiên, với đất phù sa không phèn, bạn có thể lên liếp kiểu cuốn chiếu. Nghĩa là lớp đất mặt sẽ đưa xuống dưới, lớp đất ở dưới sâu sẽ đưa lên trên mặt.
Trường hợp, đất có phèn, bạn tuyệt đối không đưa đất phèn lên tầng mặt, không được làm đảo lộn tầng đất.

3.  Kích thước liếp

Liếp sẽ lên theo kiểu đơn hoặc đôi tùy vào từng loại đất. Liếp đôi sẽ có chiều rộng 6 – 8m, Bạn sẽ trồng hai hàng dừa ở 2 bên, cách bờ mương khoảng 1-1,5 m. Liếp đơn rộng 4 – 6m, bạn chỉ trồng một hàng dừa ở giữa liếp.

  • Với đất phù sa không phèn, bạn có thể lên liếp đôi.
  • Ngược lại, với đất có phèn, bạn nên lên liếp đơn để nhanh được rửa phèn.
  • Đất cát pha, khả năng thoát nước tốt, địa hình bằng phẳng: Không cần lên liếp.
  • Đất thịt khó thoát nước: Đào mương lên liếp.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng dừa sáp hiệu quả nhanh thu hoạch

4.  Khoảng cách trồng

Với cây dừa, bạn nên trồng theo kiểu hình tam giác đều, khoảng cách tốt nhất là 8mx8m, tương ứng với mật độ 180 cây/ha.
Cũng tùy thuộc vào từng loại dừa:

  • Dừa cao: Mật độ khoảng 143 cây/ha, khoảng cách là 9x9m
  • Dừa lùn: Khoảng cách 8x8m, mật độ 180 cây/ha.
  • Dừa lai: Khoảng cách phù hợp 8,5×8,5m, tương ứng mật độ 160 cây/ha

5.  Chuẩn bị hố trồng

Hố trồng dừa sẽ có kích thước 60 – 80cm, chiều cao từ 30 – 40cm. Sau khi đào hố xong, bạn hãy trộn lớp đất mặt với 0,5kg phân lân, 1 kg vôi bột và 5-10kg phân hữu cơ. Bạn cần phải tiến hành đấp mô trước khi trồng khoảng 1 – 2 tuần.

6.  Chuẩn bị cây con

Khi mua cây con về, bạn hãy cắt bớt rễ sao cho chỉ còn lại từ 3 – 5cm. Sau đó, đem cây con nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm. Việc này sẽ giúp rễ tránh bị nhiễm bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Bạn nên tiến hành trồng cây con càng sớm càng tốt để tránh cây bị héo dẫn đến chết nhé.

7.  Cách trồng cây con

Bạn hãy tiến hành đào một lỗ trong hố sao cho vừa với bầu cây. Sau đó, đặt cây con xuống hố thật ngay ngắn. Tiếp theo, bạn lấp đất khoảng 2/3 trái dừa, nén đất chặt lại.
Để cây không bị lung lây, bạn hãy dùng nẹp tre cột vào thân cây con. Đồng thời, dùng rơm rạ để che gốc, tránh mất nước vào mùa khô.

Chăm sóc cây dừa

1.  Trồng dặm

Chúng ta không thể chắc chắn tất cả cây con được trồng sẽ sống hết 100%. Do đó, khi trồng xong, bạn cần theo dõi và kiểm tra, nếu phát hiện có cây chết, bạn hãy trồng dặm vào ngay chỗ đó để cây phát triển kịp với các cây trồng trước. Số cây dự trữ để trồng dặm có thể là khoảng 5%.

2.  Che bóng mát

Như đã nói trên đây, cây con rất cần được che mát để tránh mất nước hay chết héo. Bạn cần phải che mát và đậy gốc cho cây dừa con cho đến khi cây bén rễ và phát triển tươi tốt.

3.  Làm cỏ

Đây là bước chăm sóc cây trồng không thể thiếu. Cỏ cạnh tranh nhiều dinh dưỡng với cây. Để cây dừa phát triển tốt, bạn cần làm cỏ xung quanh gốc. Tuy nhiên, chỉ nên làm cỏ bằng tay, không được dùng các loại thuốc diệt cỏ, ảnh hưởng đến cây dừa.

4.  Bón phân

Cây dừa rất cần được cung cấp  dinh dưỡng để có thể phát triển và cho năng suất cao. Bạn hãy bón phân hóa học và phân hữu cơ. Tuy nhiên, nguồn phân bón cần được ưu tiên nhất vẫn là phân hữu cơ. Đồng thời, trong quá trình bón phân, bạn hãy kết hợp với xớt đất, cải tạo đất để tăng sức đề kháng cho cây nhé.

5.  Trồng xen canh

Thay vì chỉ trồng dừa thì bạn có thể trồng xen canh với các loại cây có múi như: cam, canh, quýt, bưởi,…
Viềc trồng xen canh sẽ giúp tăng cao thu nhập cho bà con, hạn chế được trường hợp bị mất mùa hay thất thu, năng suất thấp. Tuy nhiên, khi trồng xen canh, bạn cần phải có kỹ thuật chăm sóc cho cả các loại cây phù hợp, phòng bệnh tốt để tránh lây lan.
Như vậy, cách trồng dừa cũng không quá khó như các loại cây trồng khác. Trên đây là những hướng dẫn cách trồng dừa mau ra trái, đạt năng suất cao. Hy vọng toàn bộ những chia sẻ trên sẽ giúp bạn sở hữu vườn dừa sai quả quanh năm. Chúc bà con thành công!
Hướng dẫn cách trồng dừa mau ra trái, đạt năng suất cao, bền vững từ năm nay đến năm khác. Những lưu ý để cây dừa sai quả bạn cần phải biết

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.