...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng chuối tiêu xuất khẩu từ A-Z

Chuối tiêu không chỉ thơm ngon mà còn là một loại trái cây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe và trở thành loại hoa quả sử dụng hàng ngày của nhiều người.
Loại cây này được trồng rất nhiều ở Đông Nam Á với tên khoa học là Cavendish. Cây có chiều cao trung bình khoảng 4m, lá to và dài. Khác với các giống chuối khác, chuối tiêu khi chín có màu vàng, sống có màu xanh, hương thơm vô cùng đặc trưng và dễ chịu. Đây được xem là một loại cây trồng không tốn quá nhiều vốn đầu tư, kỹ thuật đơn giản, chu kỳ kinh tế ngắn. Tuy nhiên, để trồng vườn chuối đảm bảo được các yêu cầu nghiêm ngoặt khi xuất khẩu lại là một vấn đề lớn, yêu cầu nhiều kỹ năng. Vậy kỹ thuật trồng chuối tiêu xuất khẩu như thế nào? Chúng ta cùng xem hướng dẫn kỹ thuật trồng chuối tiêu xuất khẩu từ a – z ngay dưới đây nhé!

Chuẩn bị giống và đất trồng

1.  Chuẩn bị đất trồng

Có thể nói rằng, chuối tiêu khá phù hợp với nhiều vùng đất khác nhau. Do đó, bạn có thể trồng được ở nhiều vùng đất. Đất phù hợp nhất để chuối tiêu phát triển tốt là đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa.
Nên trồng chuối ở vùng đất trên đồi cao. Trường hợp nếu bạn trồng đất vùng trũng thì cần lên luống cao để có khả năng thoát nước tốt.

2.  Chuẩn bị hố trồng

Sau khi đã tìm được vùng đất phù hợp, bạn sẽ tiến hành chuẩn bị hố trồng trước một thời gian, thường là trước 1 tháng.
Bạn hãy đào hố với kích thước 40x40x40cm. Khoảng cách giữa các hố phù hợp nhất là 2m -2,5m.
Bước tiếp theo, bạn tiến hành bón lót cho hố. Lượng phân cần bót lót trước khi trồng như sau: 0,1kg đạm, 0,1kg kali và phân chuồng, phân lân đã hoại mục.

3.  Chọn giống

Có hai loại giống cây chuối tiêu để bạn có thể lựa chọn: giống cây nuôi mô và giống tách từ cây mẹ.
Dù là được chọn từ một trong hai loại trên, cần đảm bảo các yêu cầu như sau:

  • Giống cây nuôi mô: cây giống phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
  • Giống tách từ cây mẹ: Thân cây phải thẳng, không bị nhiễm sâu bênh, khả năng phát triển tốt, có chiều cao từ 70cm – 1.2m

Xem thêm: Bật mí kỹ thuật trồng cây ăn quả ở miền Bắc chuẩn A-Z

Kỹ thuật trồng chuối tiêu

1.  Mật độ trồng

Tùy thuộc vào từng điều kiện vùng đất, khi hậu và cây giống sẽ có mật độ trồng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường với vùng đồng bằng, khoản cách trồng thích hợp nhất là 1.8 x 1.8m, tương ứng với mật độ 3.500 cây/ha.

2.  Thời vụ trồng

Chuối tiêu có thể trồng vào nhiều mùa vụ:

  • Vụ thu: từ tháng 8 – 10.
  • Vụ xuân: khoảng tháng 2, 3.

3.  Kỹ thuật trồng

Đầu tiên, bạn cần xới hỗn hợp phân và đất đã bón lót trước đó. Sau đó, tiến hành tháo bỏ túi nilon của bầu và đặt nhẹ nhàng xuống giữa hố theo hướng thắng đứng. Cuối cùng là lấp đất và nén chặt lại. Sau khi trồng chuối tiêu, bạn cần tưới nước ngay để cây có thể phát triển.

Kỹ thuật chăm sóc chuối tiêu sau trồng

1.  Tưới nước

Khi trồng chuối vào giai đoạn ít mưa, bạn cần tưới nước thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn cây phân hóa hoa, thường khoảng 8 – 10 tháng sau khi trồng.
Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, bạn cần duy trì giữ ẩm khoảng 80% độ ẩm cho đất trồng.

2.  Tỉa mầm, định chồi

Khi trồng một thời gian, chuối tiêu sẽ đẻ nhiều chồi con, do đó, bạn cần tỉa bớt, chỉ nên định lại khoảng 1 – 2 chồi con. Việc này cần phải thực hiện thường xuyên nhé.
Đồng thời, bạn cần kết hợp tỉa mầm và vệ sinh khu vườn như: cắt bỏ các cành bệnh, lá khô, cắt hoa đực,…

3.  Bón phân cho cây

Cây chuối tiêu cần nhu cầu dinh dưỡng rất cao để cây có thể sinh và phát triển tốt. Đặc biệt, cần chú trọng bón phân Kali và đạm để đảm bảo được năng suất và yêu cầu xuất khẩu.
Chuối tiêu sẽ cần lượng phân bón như sau: kali 300 – 400g, lân 20 – 40g, Đạm 100 – 200g, 5 – 10kg phân hữu cơ. Chia thành nhiều đợt:

  • Trước khi trồng: Bón ½ phân lân, ¼ Kaki và phân hữu cơ.
  • Bón sau trồng 2 tháng: ½ kaki, ¼ đạm, tiến hành xới nhẹ mặt đất kết hợp ủ gốc.
  • Bón giai đoạn nuôi quả: ¼ kaki, ¼ đạm và ¼ phân lân.

4.  Phòng trừ sâu bệnh

Khi trồng chuối tiêu, bạn sẽ thường phát hiện một số loại sâu bệnh phổ biến như:

  • Bệnh vàng lá.
  • Bệnh đốm lá.
  • Sâu đục thân.
  • Sâu hại lá.
  • Sâu hại quả.

Để phòng tránh, bạn cần thăm vườn và vệ sinh khu vườn thường xuyên. Xử lý kịp thời khi thấy sâu bệnh vừa mới xuất hiện.

Thu hoạch

Chuối tiêu xuất khẩu sẽ được thu hoạch khi chuối vừa chín tới, không quá non hoặc không quá chín. Khi vừa cắt xong, cần đóng thùng cẩn thận để chuyển đến nơi xuất khẩu.
Như vậy, trên đây là những hướng dẫn kỹ thuật trồng chuối tiêu xuất khẩu từ a – z. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững được kỹ thuật trồng chuối tiêu. Chúc bạn thành công nhé!
Hướng dẫn kỹ thuật trồng chuối tiêu xuất khẩu từ A – Z đơn giản, hiệu quả, năng suất cao, đạt tiêu chuẩn. Những lưu ý khi trồng chuối tiêu có thể bạn chưa biết.

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.