...

Hướng dẫn cách trồng nấm đông cô thu hoạch năng suất cao

Nấm đông cô là một loại nấm được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hàm lượng dinh dưỡng rất cao. So với các loại nấm khác thì nấm đông cô cũng không quá khó trồng, chỉ cần trồng đúng kỹ thuật là nấm sẽ cho năng suất cao. Hãy cùng Máy Nông Nghiệp Xanh tìm hiểu cách trồng nấm đông cô năng suất cao ngay dưới đây nhé!

Cách trồng nấm đông cô năng suất cao

Chọn gỗ trồng nấm

Thông thường, nấm đông cô được trồng trên các loại thân gỗ mềm. Để nấm phát triển tốt, khi chọn gỗ bạn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Cây thân gỗ mềm, không chứa độc tố, không chứa tinh dầu.
  • Thân gỗ chắc khỏe, không bị sâu bệnh.
  • Là loại thân gỗ tươi.
  • Bạn nên đốn gỗ trồng nấm từ đầu mùa thu đến mùa xuân.

Sau khi chọn được loại gỗ phù hợp, bạn sẽ tiến hành cắt gỗ thành từng khúc với kích thước như sau:

  • Dài từ 1 – 1,2m.
  • Khúc gỗ có đường kính từ 5 – 20cm.

Trong quá trình cắt khúc gỗ, bạn phải hết sức cẩn thận để không làm sây xát lớp vỏ, không làm ảnh hưởng thân gỗ cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nấm đông cô.

Xem thêm: Hướng dẫn công nghệ trồng nấm rơm hiện đại năng suất cao

Xử lý gỗ

Sau khi cắt khúc xong, bạn phải xử lý gỗ để không xuất hiện các dấu hiện sâu bệnh, chống nhiễm khuẩn, chống xuất hiện nấm dại ảnh hưởng đến cây nấm. Bạn sẽ tiến hành xử lý gỗ như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần phải đem các khúc gỗ đi rửa thật sạch.
  • Tiếp đến, bạn hãy dùng nước vôi đặc quét kx vào 2 đầu của đoạn gỗ.

Sau khi đã xử lý xong, bạn hãy xếp gỗ vào mái hiên hoặc những cây có tán phơi trong khoảng 7 – 15 ngày. Việc này sẽ giúp xe nhựa của cây, không ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm sau này.

Tiến hành đục gỗ và vào meo

Tùy thuộc vào mỗi đường kính của khúc gỗ, bạn sẽ tiến hành đục lỗ với số lượng nhiều hay ít. Việc dục lỗ rất đơn giản như sau:
Đầu tiên, bạn hãy dùng khoan có đường kính 1,5cm để đục lỗ với độ sâu 3 – 4cm, mỗi lỗ sẽ cách nhau 15 – 20cm, mỗi hàng cách nhau 7 – 10cm và so le nhau.
Sau đó, bạn sẽ tra giống vào gần đầy với miệng lỗ, sau đó, bạn hãy dùng phôi gỗ để làm nắp đậy kín lỗ. Ở phía ngoài, bạn hãy dùng xi-măng hòa trộn thành bột quét vào miệng nắp, bịt kín các miệng lỗ.
Tiếp đến, bạn hãy xếp các khúc gỗ đã được cấy giống vào trong nhà nuôi ủ. Bạn hãy xếp theo kiểu hình khối có chiều cao 1,5m và cách mặt đất 15 – 20cm. Ở phía trên cùng, bạn hãy dùng bao tải gai đã được làm đẩm ướt rồi để ráo nước, phủ kín toàn bộ các khúc gỗ.
Trong quá trình nuôi ủ, bạn hãy thường xuyên tưới nước với lượng vừa phải, chỉ cần tưới sao cho làm ướt bao tải, không nên tưới quá nhiều.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng nấm bào ngư đơn giản năng suất cao cho người mới bắt đầu

Đảo gỗ giống

Bạn sẽ tiến hành nuôi sợi từ 8 – 11 tháng, chu kỳ 2 tháng sẽ đảo các khúc gỗ 1 lần. Trong quá trình đảo gỗ, bạn hãy kết hợp kiểm tra độ ẩm và xem có xuất hiện mầm bệnh hay không. Nếu gỗ quá khô thì bạn hãy tưới thêm nước rồi tiếp tục ủ đống lại.

Kết thúc giai đoạn nuôi ủ

Bạn hãy quan sát, nhận biết các khúc gỗ có thể kết thúc giai đoạn nuôi ủ thì tiến hành ra giàn gỗ. Nếu bạn nhận thấy phần vỏ của khúc gỗ đang sần sùi như da cốc và xuất hiện các vết rạng trắng như chân chim ở trên vỏ thì có thể kết thúc giai đoạn nuôi sợi. Lúc này, bạn cần xếp các khúc gỗ và nhà trồng theo hình giá súng.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng nấm hoàng đế tại nhà

Chăm sóc

Trong quá trình chăm sóc nấm, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ nhà trồng sao cho đảm bảo 10 – 20 độc C và độ ẩm từ 65 – 68%, các ánh sáng sẽ khuyếch tán thật đều trên các mặt của từng khúc gỗ.
Bạn quan sát thấy nấm đông cô có hình dù, cuống nấm mọc dài từ 3 – 5cm thì tiến hành thu hoạch. Việc thu hoạch rất đơn giản, bạn chỉ cần xoay nhẹ chân nấm hoặc dùng dao cắt sát với vỏ gỗ là được.
Như vậy, trên đây là toàn bộ cách trồng nấm đông cô hiệu quả cho năng suất cao. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững cách trồng nấm đông vô và thành công!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.