Hướng dẫn kỹ thuật trồng quýt không hạt đạt chuẩn năng suất cao

Quýt không hạt là một loại quýt thái có nguồn gốc từ Thái Lan. So với các giống quýt khác thì quýt không hạt được thị trường tiêu dùng ưa chuộng nhờ độ ngọt và giá trị dinh dưỡng cao.
Giống quýt không hạt có khả năng phát triển rất mạnh mẽ, có thể trồng được nhiều nơi và nhiều vùng đất khác nhau, cải thiện kinh tế cho bà con. Vậy kỹ thuật trồng như thế nào? Bạn hãy cùng Máy Nông Nghiệp Xanh tìm hiểu kỹ thuật trồng quýt không hạt đạt chuẩn cho năng suất cực cao ngay dưới đây nhé!

Kỹ thuật trồng quýt không hạt năng suất cao

1.  Chọn giống chất lượng

Để thu hoach được năng suất cao thì việc quan trọng đầu tiên là bạn cần chọn được loại giống chất lượng, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, không phải là giống trôi nổi trên thị trường.
Đồng thời, cây giống phải được thừa hưởng được các phẩm chất tốt của bố mẹ như: năng suất cao, trái to đều và ngon, nhiều nước, ngọt, ít bị sâu bệnh.
Để đảm bảo cây giống có chất lượng tốt, bạn nên tìm mua tại các trung tâm cây giống hoạt động uy tín nhiều năm trên thị trường.

Xem thêm: Trồng quýt làm giàu hành trình lột xác của người nông dân Nam Bộ

2.  Xác định mật độ trồng

Quýt không hạt thường được trồng vào đầu mùa mưa để tận dụng được nguồn nước tưới. Nếu có thể chủ động được nguồn nước tưới, luôn đảm bảo đủ ẩm cho cây thì bạn có thể trồng vào bất kỳ mùa nào trong năm.
Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai của từng vùng sẽ trồng với mật độ khác nhau. Thông thường, quýt không hạt sẽ được trồng với khoảng cách 5m x 4m hoặc 4m x 4m.

3.  Chuẩn bị hố trồng

Trước khi tiến hành trồng, bạn cần chuẩn bị hố trồng và bón lót trước. Bạn cần đào hố với kích thước sâu 60cm và rộng từ 60-80cm.
Bạn cày bừa sâu 40 – 45cm trước khi tiến hành đào hố. Sau khi đào hố xong, bạn hãy tiến hành bón lót với lượng phân gồm: 200 – 250 gam kali + 250 – 300 gam super lân + 30 – 50kg phân hữu cơ + 1kg vôi bột.
Toàn bộ lượng phân này sẽ được trộn cùng với lớp đất mặt và đắp vào hố với mô cao 0,3 – 0,5m và đường kính 0,6 – 0,8m.

4.  Kỹ thuật trồng quýt không hạt

Đầu tiên, bạn cần đào một lỗ nhỏ ở giữa hố, sau đó, nhẹ nhàng tháo bao nilon của bầu cây ra. Tiếp tục đặt bầu cây thẳng đứng vào ngay giữa hố rồi lấp và nén đất chặt lại.
Sau khi trồng xong, bạn hãy tưới nước và cắm cọc ngay gốc để chống ngã. Sau đó, dùng rơm hoặc cỏ khô để phủ quanh gốc, giúp giữ ẩm cho đất, tăng tỉ lệ sống cho cây.

Xem thêm: 6 bước trồng quýt trong chậu cho quả đẹp

5.  Chăm sóc cây sau trồng

·    Tưới nước

Vào mùa khô, bạn cần cung cấp đủ nước để cây phát triển. Đặc biệt, giai đoạn trái đang lớn và sắp chín thì bạn cũng cần bổ sung nước đầy đủ cho cây.
Đồng thời, bạn phải tiến hành làm cỏ theo định kỳ, bạn có thể dùng rơm phủ gốc để hạn chế cỏ mọc quanh gốc. Việc làm cỏ thường sẽ diễn ra vào tháng 1 – 2 và 8 – 9 kết hợp xới gốc 2 – 3 lần/năm.

·    Cắt tỉa, tạo hình

Khi cây cao quá 30 – 40cm thì bạn sẽ tiến hành cắt ngọn, chọn 6 – 8 mầm khỏe nhất giữ lại. Đồng thời, bạn hãy đốn bỏ hết các cành hư, cành bị sâu bệnh, canh kém phát triển để cây được ra cành mới. Trước khi tiến hành đốn cành, bạn cần bón phân trước nhé!

·    Bón phân cho cây

Để cây quýt không hạt được phát triển tốt và cho năng suất cao, bạn cần bổ sung đầy đủ hàm lượng đạm, lân, kali, phân hữu cơ cho cây theo từng giai đoạn phát triển.
Bạn sẽ tiến hành bón phân vào 4 lần/năm

  • Lần 1: bón 1/3 ure trước khi cây ra hoa.
  • Lần 2: bón 1/3 ure + 1/1 kali sau khi cây đậu trái khoảng 6 – 8 tuần.
  • Lần 3: bón ½ kali còn lại trước khi tiến hành thu hoạch trái từ 1 – 2 tháng.
  • Lần 4: Bón toàn bộ lượng phân còn lại sua khi trái đã được thu hoạch.

·   Phòng trừ sâu bệnh

Quýt không hạt thường xuất hiện một số sâu bệnh như: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, sâu nhớt, sâu đục cành, bệnh loét, bệnh thối gốc,…
Bạn cần phải kiểm tra cây thường xuyên và có cách khắc phục kịp thời khi sâu bệnh vừa mới xuất hiện. Việc trừ sâu bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải theo liều lượng quy định của từng loại thuốc, không được sử dụng quá nhiều.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng quýt sai quả đơn giản nhất hiện nay

6.  Thu hoạch

Bạn sẽ tiến hành thu hoạch quýt không hạt khi nhìn thấy quả đã chín được 1/3, tức là phần vỏ đã chuyển sang màu vàng. Cần thu hoạch vào những ngày khô ráo và nhẹ nhàng để không làm hư quả.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng quýt không hạt đạt chuẩn, đơn giản, nhanh thu hoạch với năng suất cao. Hy vọng với những chia sẻ trên của Máy Nông Nghiệp Xanh sẽ giúp bạn thành công và đạt sản lượng thu hoạch như mong muốn!

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.